
Thập niên 70 của thế kỷ XIX, chiến tranh Pháp – Phổ đẩy nước Pháp – từ một đế quốc hùng mạnh vào bậc nhất châu Âu, rơi vào suy thoái, bị chia cắt và đánh mất vị thế trên trường quốc tế. Trong khi đó, ở vùng Viễn Đông, Sài Gòn – thủ phủ của chính quyền thuộc địa, biểu tượng của nền văn minh đại Pháp, lúc này “đúng ra là một chỗ tạm thời hơn là một trị sở của một thuộc địa quan trọng” . Nóng lòng với ý muốn khẳng định uy thế của chính quốc Pháp tại vùng Viễn Đông, Thống đốc Nam Kỳ quyết tâm triển khai gấp rút chính sách đô thị hoá Sài Gòn, nhằm biến nơi đây thành trung tâm chính trị, đầu não chỉ huy của quân viễn chinh Pháp. Ông ta triển khai xây dựng hàng loạt công trình in đậm dấu ấn người Pháp ở thuộc địa Nam Kỳ. Mà một trong số đó không thể không nhắc đến Thánh đường Sài Gòn – một bản sao của Nhà thờ Đức Bà Paris, được biết đến với tên gọi Vương cung Thánh đường thời kỳ trước năm 1975 và nay là Nhà thờ Đức Bà toạ lạc trên đại lộ Lê Duẩn, Quận 1, Tp. HCM.
source
Để lại một phản hồi